Máy mài mặt phẳng – Công dụng và nguyên lý hoạt động

Máy mài mặt phẳng – Công dụng và nguyên lý hoạt động

Tầm quan trọng của gia công mài (6 mặt / 2 mặt) phẳng, vô tâm

Mài là một công đoạn không thể thiếu được khi cắt gọt kim loại, do đó trong tất cả các máy như máy phay, máy khoan, máy bào, máy doa… những chú ý khi gia công mài phẳng chi tiết được cắt gọt bắt buộc phải trải qua công đoạn mài.

>>> Máy mài phẳng CNC

Thông thường trong quá trình sử dụng các máy như máy phay, bào, khoan, tiện, … thì dao cắt sẽ dần bị mòn đi theo thời gian và mức độ sử dụng. Do đó, để tái sử dụng lưỡi dao, ta bắt buộc phải mài sắc nó lại. Còn trong các dây chuyền máy gia công cơ khí cổ điển, người ta thường trang bị máy mài hai đá để mài sắc lại lưỡi dao bị cùn.

Kỹ thuật mài

Mài là một trong những hình thức gia công kim loại cơ bản. Để mài chi tiết, người ta thường sử dụng đá mài. Đá mài sẽ lấy đi một lớp kim loại siêu mỏng trên bề mặt chi tiết, làm nhẵn mịn chi tiết và thông thường sau gia công mài, sản phẩm sẽ có độ bóng trên bề mặt rất cao.

Các loại máy mài càng hiện đại thì đá mài của chúng càng có thể gọt đi những lớp kim loại rất mỏng. may-mai-phang Các máy mài công nghệ cao có thể đạt đến độ chính xác khi gia công khoảng 0.001 mm. Phương pháp mài có thể được thực hiện trên những vật liệu từ cứng đến rất cứng (ví dụ như thép tôi…)

Phương pháp được áp dụng khi ta không thể dùng một phương pháp nào khác để tạo bề mặt nhẵn và bóng cho chi tiết có độ mỏng nhất định. Hiện nay chúng ta có những phương pháp mài cơ bản, đó là mài mặt ngoài các chi tiết có dạng hình trụ, mài mặt ngoài các chi tiết có hình chóp tròn, mài lỗ chi tiết (mài bên trong) và mài mặt phẳng (như bàn rà, thước thẳng, thước đo góc…)

>>> Máy mài phẳng là loại máy gì?

Rate this post

Leave a Comment