Mẫu bài phát biểu đám cưới dành cho họ Nhà Trai và Nhà Gái

Mẫu bài phát biểu đám cưới dành cho họ Nhà Trai và Nhà Gái

Những Bài phát biểu đám cưới Của Họ Nhà Gái Hay Và Ý Nghĩa Nhất

Để tương ứng với lời phát biểu của nhà trai, nhà gái đã biết mình phải phát biểu như nào chưa? phát biểu của đại diện họ nhà trai Bạn chỉ cần đưa mẫu bài phát biểu đám cưới của họ nhà gái sau đây đến người đại diện của gia đình, chắc chắn những lời lẽ “văn hoa” này sẽ giúp quan viên hai họ cảm thấy dễ chịu và phấn khích hơn.

>>> Hoa cưới cầm tay với cúc họa mi

Cấu trúc bài phát biểu đám cưới của họ nhà gái

Về cơ bản, cấu trúc một bài phát biểu của đại diện họ nhà gái sẽ bao gồm 3 phần:

Phần 1: là giới thiệu bản thân là đại diện của bên nào

Phần 2: Nội dung (Tùy thuộc vào bài phát biểu xin dâu, đón dâu hay lễ ăn hỏi mà nội dung này sẽ khác nhau).

Phần 3: Phần kết thúc hay còn là phần chúc phúc.

Thông thường ngôn ngữ của bài phát biểu này đều phải theo lối văn trang nghiêm, trang trọng, lối văn mạch lạc, ngắn gọn chủ yếu bao gồm mở đầu các từ như “kính thưa” và đáp lời nhà trai là những từ “đồng ý”, “chấp thuận”.

Sau đây là một mẫu bài phát biểu lễ ăn hỏi họ nhà trai:

Bài phát biểu lễ ăn hỏi họ nhà gái

Bài phát biểu trong lễ dạm ngõ

Dạm ngõ diễn ra trước lễ ăn hỏi, dạm ngõ chỉ là dịp nhà trai đến nhà gái thưa chuyện hôn sự của các cháu, không yêu cầu nghi lễ và trang phục cầu kỳ. Thật ra không có khuôn mẫu nào cho bài phát biểu trong lễ dạm ngõ, tuy nhiên, cả hai gia đình vẫn nên phát biểu ngắn gọn, mỗi lời lẽ đều thể hiện sự tôn trọng đối phương.

Thường thì mỗi bên không nên có quá nhiều người phát biểu. Dù không hình thức cầu kỳ, nhưng hai gia đình cũng cần có lời chào, giới thiệu, thưa gửi, nói về vấn đề chính. Kết thúc cần cảm ơn, vui mừng phấn khởi vì được kết thành thông gia.

Mẫu bài phát biểu trong đám cưới

Trong đám cưới, khi nhà trai đến rước dâu cũng cần có lời thưa gửi. Mẫu bài phát biểu trong đám cưới sẽ khá giống trong lễ ăn hỏi. Nhà trai cũng sẽ phát biểu trước sau đó đến nhà gái, cuối cùng là lời cảm ơn của hai họ gia đình.

“Kính thưa các cụ, các ông, các bà … Tôi là … đại diện nhà trai hiện diện trong đám cưới của hai cháu cảm ơn các cụ, các ông, các bà đã tới chung vui. Hôm nay nhà trai chúng tôi xin phép tới đón con/cháu dâu về nhà theo sự chấp thuận của gia đình nhà gái. Chúng tôi cũng rất vui xin cảm ơn nhà gái đã tin tưởng cháu … (tên chú rể), chúng tôi sẽ cố gắng chăm sóc tốt cho cháu gái. hoa cầm tay đám hỏi Chúc cho hai cháu trăm năm hạnh phúc, con cháu đầy đàn. Xin chân thành cảm ơn”

Tiếp theo nhà gái cũng cảm ơn nhà trai và mọi người, có lời dẫn để cô dâu chú rể giao lưu với các quan khách.

Sau đó sẽ có nhiều nghi thức khác tùy địa phương. Có nơi cô dâu chú rể sẽ tới mời nước bố mẹ trên bục đám cưới, chụp ảnh kỷ niệm hoặc làm phóng sự cưới cùng gia đình bạn bè. Có nơi thì gia đình hai bên sẽ tới trao quà tặng cho cô dâu trước khi về nhà chồng.

Lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi hoặc tổ chức đám cưới đều là nét văn hóa đẹp trong truyền thống người dân Việt. Sau bài viết này, mong đại diện nhà trai nhà gái đều soạn được cho mình bài nói trôi chảy và cảm xúc nhất. Chúc bạn có một bài phát biểu thành công và một ngày vui vẻ tràn đầy sức sống.

>>> Lời cảm ơn trong đám cưới bằng tin nhắn điện thoại, MXH

Rate this post

Leave a Comment