Đúc kim loại, ưu nhược điểm và ứng dụng
Xác định mặt phân khuôn
– Mặt phân khuôn là bề mặt tiếp xúc giữa các nữa khuôn với nhau xác định vị trí đúc ở trong khuôn. Mặt phân khuôn có thể là mặt phẳng, mặt bậc hoặc cong bất kì.
– Nhờ có mặt phân khuôn mà rút mẫu khi làm khuôn dễ dàng lắp ráp lõi, tạo hệ thống dẫn kim loại vào khuôn chính xác
* Nguyên tắc xác định mặt phân khuôn
Dựa vào công nghệ làm khuôn :Rút mẫu dễ dàng, định vị lõi và lắp ráp khuôn.
Chọn mặt có diện tích lớn nhất, dễ làm khuôn và lấy mẫu.
Mặt phân khuôn nên chọn mặt phẳng tránh mặt cong, mặt bậc.
Số lượng mặt phân khuôn phải ít nhất: Để đảm bảo độ chính xác khi lắp ráp, công nghệ làm khuôn đơn giản.
Nên chọn mặt phân khuôn đảm bảo chất lượng vật đúc cao nhất, những bề mặt yêu cầu chất lượng độ bóng, độ chính xác cao nhất. thiết kế khuôn đúc áp lực Nên để khuôn ở dưới hoặc thành bên. Không nên để phía trên vì dễ nổi bọt khí, rỗ khí,lõm co.
Những vật đúc có lõi, nên bố trí sao cho vị trí của lõi là thẳng đứng. Để định vị lõi chính xác, tránh được tác dụng lực của kim loại lỏng làm biến dạng thân lõi, dễ kiểm tra khi lắp ráp.
Chọn mặt phân khuôn sao cho lòng khuôn là nông nhất, để dễ rút mẫu và dễ sữa khuôn, dòng chảy kim loại vào khuôn êm hơn, ít làm hư khuôn .
Lưu ý: Những kết cấu lòng khuôn phân bố ở cả khuôn trên và khuôn dưới nên chọn lòng khuôn trên nông hơn, như vậy sẽ dễ làm khuôn, dễ lắp ráp khuôn. Nên hình bên ta nên chọn phương án 1
Dựa vào độ chính xác của lòng khuôn: Độ chính xác của vật đúc phụ thuộc vào độ chính xác của lòng khuôn. Do đó phải: Lòng khuôn tốt nhất là chỉ phân bố vào trong 1 hòm khuôn. Để tránh sai số khi lắp ráp khuôn.
Ví dụ: Những vật đúc có nhiều tiết diện khác nhau, nếu yêu cầu độ đồng tâm cao, người ta dùng thêm miếng đất phụ để đặt toàn bộ vật đúc trong một hòm khuôn. Miếng đất phụ sẽ làm thay đổi phần nào hình dạng mẫu để tạo ra tiết diện lớn nhất tại mặt phân khuôn
Các phương pháp đúc kim loại mới nhất hiện nay trên thị trường
Dưới đây sẽ là một số phương pháp đúc mà TĐH & CKCX VIỆT LONG chia sẻ, hãy cùng theo dõi nhé!
đúc khuôn kim loại trong khuôn cát
Phương pháp đúc trong khuôn cát là phương pháp được sử dụng lâu đời nhất và vẫn còn áp dụng phổ biến ngày nay. thiết kế Đặc điểm của phương pháp này là sử dụng khuôn dùng một lần được làm từ cát silic, các loại chất phụ, chất kết dính và chất sơn khuôn.
Ưu điểm
– Áp dụng khi đúc số lượng ít, giá thành rẻ, đơn giản.
– Đúc được những chi tiết phức tạp, có lõi.
– Áp dụng cho nhiều loại vật liệu khác nhau, vật liệu có khối lượng lớn.
– Cơ tính của thành phẩm khá tốt vì có quá trình ủ sau đúc.
Nhược điểm
– Có độ chính xác không cao. Bề mặt không được nhẵn mịn.
– Không đúc được những vật có độ mỏng quá.
Các hư hỏng thường gặp
– Lõm co : hình thanh do thể tích kim loại co lại do nguội. Thường hình thành ở phía trên do kim loại đông đặc sau cùng . Cách xử lý : tạo thêm đậu ngót trên khuôn
– Rỗ khí : có 1 lượng khí hòa tan vào kim loại khi nấu hoặc theo dòng chảy kim loại vào khuôn. Biện pháp : cần có thông số rót phù hợp tránh lẫn khí vào dòng chảy.
– Thiên tích : Do quá trình kết tinh không đồng đều, các hợp kim lắng đọng. Khó khắc phục. Biến nó thành ưu điểm .