Công nghệ mới trong sản xuất khuôn đúc
Xu hướng phát triển của ngành công nghiệp khuôn đúc
Ngành công nghiệp khuôn đúc đang phát triển mạnh mẽ với sự hỗ trợ của công nghệ và sáng tạo. Xu hướng phát triển của ngành công nghiệp này là tập trung vào việc tối ưu hóa quy trình sản xuất, Top 5 công nghệ đúc khuôn hàng đầu tại Việt Nam nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm chi phí sản xuất.
>>> khuôn đúc cao su
Công nghệ 4.0 đang được áp dụng vào ngành công nghiệp khuôn đúc kim loại để giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất và tạo ra các sản phẩm có độ chính xác cao. Ngoài ra, việc áp dụng công nghệ 4.0 cũng giúp giảm thời gian và chi phí sản xuất, từ đó tăng tính cạnh tranh của ngành công nghiệp khuôn đúc kim loại trên thị trường quốc tế.
Xác định các đại lượng của bản vẽ vật đúc
Lượng dư gia công cắt gọt: Là lượng kim loại bị cắt gọt trong quá trình gia công cơ để tạo thành chi tiết. Lương dư gia công cơ phụ thuộc:
Độ bóng, độ chính xác.
Kích thước bề mặt.
Bề mặt phía trên của vật đúc để lượng dư lớn hơn vì chất lượng xấu hơn nên phải cắt bỏ nhiều.
Loại hình sản xuất.
Tra bảng trong sổ tay công nghệ chế tạo máy; thiết kế đúc.
Những bề mặt không ghi độ bóng sẽ không có lượng dư gia công cơ
Lượng dư công nghệ: Là các lỗ có φ quá nhỏ, rãnh then, rãnh lùi dao, rãnh có độ sâu quá nhỏ thì đúc đặc, sau này gia công cơ sau.
Lỗ φ 20 mm sản xuất hàng khối không đúc.
Lỗ φ 30 mm sản xuất hàng loạt không đúc.
Lỗ φ 50 mm sản xuất đơn chiếc không đúc.
Chú ý: khi đúc các chi tiết dạng lỗ phải dựa vào tính chất sản xuất, dùng lõi hoặc không dùng lõi .
Ở những thành thẳng đứng trong khuôn:
Vuông góc với mặt phân khuôn
Phải để độ dốc, để đảm bảo việc dể dàng rút mẫu khi làm khuôn cát hoặc lấy vật đúc ra khỏi khuôn kim loại.
Sau khi đúc xong độ dốc có 3 dạng (tra bảng thiết kế đúc sổ tay công nghệ chế tạo máy)
Thiết kế dưới 3 dạng.
Chiều cao thành vật đúc càng lớn càng nhỏ, mẫu gỗ có độ dốc lớn hơn mẫu kim loại, mẫu làm khuôn bằng tay có độ dốc lớn hơn mẫu làm khuôn bằng máy
Góc đúc: Chổ mặt giao nhau giữa hai bề mặt liên tiếp của vật đúc bị nứt.Cần phải làm góc lượn để khuôn không bị bể khi rút mẫu, vật đúc không bị nứt kim loại đông đặc, nguội trong khuôn
Dung sai đúc : Là sự sai số của kích thước vật đúc cho phép so với kích thước danh nghĩa (tra bảng ). Dung sai của vật đúc phụ thuộc vào nhiều yếu tố: phương pháp đúc, loại khuôn đúc, loại mẫu, hộp lõi…dung sai thành phần trên các khâu kích thước phải phù hợp với dung sai khâu khép kín.
Công nghệ mới trong thiết kế khuôn đúc kim loại
Nhờ sự phát triển của công nghệ, thiết kế khuôn đúc kim loại các hệ thống CAD/CAM và CNC đã được áp dụng rộng rãi trong quy trình thiết kế khuôn đúc. Công nghệ 3D printing cũng đang được sử dụng để tạo ra các mẫu khuôn đúc kim loại với độ chính xác cao và chi phí thấp. Sự kết hợp giữa công nghệ và thiết kế khuôn đúc kim loại sẽ giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm cuối cùng.