Tìm hiểu các phương pháp đánh bóng khuôn mẫu

Tìm hiểu các phương pháp đánh bóng khuôn mẫu

Trong quá trình đa dạng hóa và phát triển các sản phẩm cao cấp, việc nâng cao chất lượng khuôn đúc chính là yếu tố đặc biệt quan trọng, để tạo ra các vật dụng thẩm mỹ và có độ tinh tế cao. Khuôn đúc càng sáng bóng, sản phẩm đúc ra càng đạt chất lượng cao và chiếm được sự tin tưởng sử dụng của khách hàng

Trong quá trình sản xuất khuôn nhựa, gia công nhẵn và gia công gương sau quá trình định hình (hay còn gọi là quá trình mài và đánh bóng) chính là hai công đoạn quan trọng nhất để nâng cao chất lượng khuôn. Vậy làm thế nào để có thể đánh bóng lòng khuôn tốt nhất? Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng quá trình đánh bóng và cách khắc phục như thế nào? Mời bạn tham khảo trong bài viết dưới đây

>>> Quy Trình Thiết kế khuôn

Các vật tư dùng trong quá trình đánh bóng khuôn nhựa và độ grit khuyến nghị

– Giấy nhám: #150, #180, #320, #400, #600, #800, #1000, #1200, #1500

– Đá mài dầu: #120, #220, #400, #600

– Nỉ đánh bóng: dạng bánh tròn, dạng trụ vuông, đầu tròn

– Bột kim cương: 1μm, 3μm, 9μm, 15μm

– Giũa kim cương: giũa tròn, tam giác, vuông, dẹt..

– Mũi mài kim cương: hình trụ, hình nón, hình tròn

– Gỗ mài

– Đá mài ceramic: #200, #400, #800, #1200

Tìm hiểu các phương pháp đánh bóng khuôn mẫu

1. Đánh bóng cơ học (Mechanical Polishing)

Đánh bóng cơ học là phương pháp đánh bóng loại bỏ phần lồi, vết xước trên bề mặt phôi bằng cách cắt hoặc làm biến dạng dẻo bề mặt vật liệu để làm bề mặt nhẵn bóng hơn bằng các sử dụng các dụng cụ mài khuônnhư: đá mài dầu, đá ceramic, nỉ đánh bóng, giấy nhám, dụng cụ mài cắt kim cương… và được vận hành chủ yếu bằng thủ công

Mài siêu mịn và đánh bóng cần phải sử dụng các dụng cụ mài chuyên dụng như nỉ, để đưa các hợp chất mài (bột mài, bột kim cương) ma sát về bề mặt lòng khuôn bằng chuyển động xoay ở tốc độ cao

Việc đánh bóng thủ công này thường tốn nhiều thời gian, đòi hỏi người thợ phải có tay nghề cao vì không phải khuôn nào củng có tính chất giống nhau. Tuy nhiên, hiệu quả đạt được là rất tốt và phù hợp với mọi loại khuôn có độ khó và cấu trúc khác nhau

2. Đánh bóng bằng hóa chất (Chemical Polishing)

Đánh bóng hóa học là một quá trình mà trong đó bề mặt lồi được hòa tan và làm phẳng bằng hóa chất. Phương pháp này có thể đánh bóng các phôi có hình dạng phức tạp, đánh bóng đồng loạt nhiều phôi cùng lúc và đem lại hiệu quả đồng bộ cao

Độ nhám bề mặt thu được sau quá trình đánh bóng hóa học thường là Ra 10μm

đánh bóng khuôn mẫu
đánh bóng khuôn mẫu

3. Đánh bóng bằng phương pháp điện phân (Electrolytic Polishing)

Nguyên tắc cơ bản của đánh bóng bằng điện củng tương tự như đánh bóng hóa chất. Nó sẽ đánh phẳng các phần lồi trên bề mặt khuôn giúp cho lòng khuôn phẳng đồng đều nhau

So với đánh bóng hóa học, đánh bóng bằng điện phân tốt hơn một chút vì nó có thể loại bỏ ảnh hưởng của ca-tố

4. Đánh bóng siêu âm (Ultrasonic Polishing)

Đánh bóng siêu âm là phương pháp dựa trên rung động tần số cao của để hồn hợp mài có xác liên tục với bề mặt khuôn, sự cọ xát đều và liên tục này sẽ giúp bề mặt đạt độ bóng đồng đều hơn

Để thực hiện điều này cả khuôn sẽ đặt trên một máy siêu âm và hỗn hợp mài sẽ được bôi lên những vị trí cần mài của khuôn. Gia công khuôn bằng sóng siêu âm hầu như không tác động áp lực nên sẽ ít gây ra biến dạng phôi thiết kế khuôn ép nhựa

5. Đánh bóng bằng dòng chất lỏng (Fluid Polishing)

Đánh bóng bằng chất lỏng là dựa vào dòng chảy của dung dịch mài để để cọ xát vào lòng khuôn tạo nên hiệu quả đánh bóng. Đánh bóng bằng dòng chất lỏng được thực hiện bằng ba phương pháp: phun hợp chất mài, phun chất lỏng, mài thủy động lực

6. Đánh bóng từ tính (Magnetic Polishing)

Mài bằng phương pháp từ tính là sử dụng các hạt mài có từ tính, dưới tác động của từ trường sẽ di chuyển trên bề mặt của phôi và đánh bóng lòng phôi

Phương pháp này cho hiệu quả cao, chất lượng tốt dễ dàng kiểm soát và xử lý. Với các hợp chất mài mòn phù hợp, độ nhám bề mặt có thể đạt đến Ra0.1μm

7. Phương pháp đánh bóng hỗn hợp bằng siêu âm và tia lửa điện (Electric spark ultrasonic composite polishing)

Để cải thiện tốc độ đánh bóng của phôi có độ nhám bề mặt từ Ra 1.6μm trở lên, sóng siêu âm được kết hợp với nguồn điện xung dòng đỉnh cao tần số cao, hẹp chuyên dụng cho đánh bóng hỗn hợp

Khả năng mài mòn bằng rung siêu âm và xung điện tác động đồng thời lên bề mặt phôi giúp giảm nhanh độ nhám bề mặt của phôi. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả khi xử lý bề mặt phôi thô sau công đoạn tiện, phay hoặc EDM

>>> Tìm hiểu về chế tạo Khuôn nhựa

Rate this post

Related Posts

Leave a Comment