Các công nghệ in 3D phổ biến hiện nay
Có rất nhiều công nghệ in 3D nhưng chúng tôi đề cập đến đây 05 công nghệ in 3d chính ở đây. Những công nghệ có chi phí hợp lý từ máy in 3d cho đến chi phí vật liệu và vận hành. Chúng ta cùng theo dõi và cập nhật những thông tin mới. Từ đây bạn sẽ có cái nhìn cụ thể hơn về nhu cầu của bạn, của công ty bạn. Từ đó chọn cho mình công nghệ in 3d phù hợp cũng như dòng máy in 3D thích hợp nhất.
Công nghệ FDM hay tên khác là FFF (Fused Deposition Modeling):
Vật liệu đầu vào của công nghệ FDM ( FFF ) ở dạng sợi nhựa được cuộn tròn thành từng cuộn. Đường kính sợi nhựa thường là 1.75 mm, cũng có 1 số loại lớn hơn nhưng phổ biến nhất vẫn là 1.75mm. Sợi nhựa được bánh răng ( bên trong đầu in ) kéo vào đầu in sau đó gia nhiệt nóng chảy, thông qua đầu in trải ra từng lớp xuống bề mặt bàn in theo mặt phẳng xOy, vật liệu được trải ra theo biên dạng cắt secsion của lớp dưới cùng sản phẩm. Hoàn thanh lớp (1) đầu in sẽ nhấc lên theo trục Oz [ hoặc bàn in sẽ đi xuống theo trục Oz- ] tùy theo thiết kế.
Chi phí máy in 3d FDM và vật liệu in 3D FDM tương đối phù hợp cho việc nghiên cứu về công nghệ in 3d và ứng dụng trong một số công việc đơn giản nên công nghệ in 3d FDM là công nghệ in 3D phổ biến nhất hiện nay:
– Dùng để in 3d sa bàn, mô hình kiến trúc.
– Sản phẩm thiết kế từ phòng R&D ( nghiên cứu – phát triển)
– Sản phẩm cho việc tạo mẫu nhanh, kiểm tra lắp ráp.
– Sản phẩm cho công nghệ đúc đồng, đúc composite.
Công nghệ DLP (Digital Light Processing):
Công nghệ DLP được phát minh vào năm 1987 bởi Larry Hornbeck và trở nên cực kỳ phổ biến ngay sau đó – bởi vì tính hoàn thiện của sản phẩm tốt hơn so với công nghệ FDM. Công nghệ in 3D DLP in rất đẹp nhưng trong kích thước in nhỏ nên ngành nha khoa và nữ trang đang là 02 ngành đang ứng dụng công nghệ in 3D DLP rất tốt.
Công nghệ SLA (Stereolithography):
Được phát triển bởi Chuck Hull đầu tiên vào năm 1983, công nghệ SLA thực tế là là kỹ thuật dùng tia UV làm thêu kết từng lớp vật liệu in 3D là nhựa dạng lỏng. Công nghệ in 3D SLA được xem là “công nghệ sản xuất tốc độ”. Khổ in công nghệ SLA có thể lên đến vài mét và tốc độ nhanh gấp nhiều lần so với những công nghệ khác. Giá thành vật liệu phải chăng cũng là một lý do mà công nghệ in 3D SLA được ứng dụng rất rất nhiều hiện nay.
Công nghệ SLS (Selective Laser Sintering):
Công nghệ SLS vận hành tương tự SLA nhưng vật liệu ở dạng bột, thủy tinh,…có thể tạo lớp bằng vật liệu phụ trợ là keo chuyên dụng (có khi kèm màu sắc CMYK, RGB nếu in 3D đa sắc màu), hoặc tia laser, tia UV,…. Đây là công nghệ in 3D đã tạo ra những đôi giày in 3d đầu tiên trên toàn thế giới – kỳ vọng đưa công nghệ giày sở hữu cá nhân lên ở tầm cao mới.
Công nghệ SLM (Selective Laser Melting):
english courses Đây là công nghệ in 3D kim loại, sử dụng vật liệu kim loại dạng bột. Từ đầu in phóng ra tia laser cường độ rất mạnh để thêu kết từng lớp vật liệu lại tạo thành sản phẩm.
Vật liệu in 3D kim loại hiện nay có thể làm được: Titan, bột nhôm, bột đồng, bột thép…
Công nghệ in 3D kim loại và máy in 3D kim loại là hệ thống phức tạp nhất trong các công nghệ in 3d. Nhưng nó được ứng dụng trong ngành hàng không vũ trụ, các nhà máy nhiệt điện hàng đầu thế giới, … nhiều hãng máy in lớn trên thế giới có thể sản xuất máy in 3d kim loại: Deskop Metal, EOS, HP, Shining3D…